Màn rơi phơi bóng
Cái tiềm biểu tượng mà bác sĩ Carl Jung gọi là "The Shadow" xem ra hơi khó hiểu , một phần cũng chính vì đây là cái khía cạnh mà ít khi chúng ta muốn nhìn nhận hay muốn để ý tới . Tài liệu dưới đây có thể giúp bổ túc cái khiếm khuyết này :
http://jungstop.com/jungian-psychology-series-the-shadow/
The Shadow
by Dr. Andy Drymalski
...
...
The persona is our “public face,” the role that we play in social settings and society at large. The persona shines a light on those aspects of our personality that we want to be associated with. For example, if your conscious identity is that of an “entrepreneur,” your persona might project an air of confidence, worldliness, and financial savvy. But, like the umbra of the earth on the face of the moon during an eclipse, the persona casts a net of darkness over what lies behind it. Carl Jung aptly named this hidden and mostly unconscious dimension of the psyche the shadow.
The relationship between our persona and our shadow tends to be reciprocal. The more rigid, embellished, or one-sided the persona, the larger the shadow it casts upon the remainder of the personality. (This dynamic is illustrated in the story, Dr. Jekyll and Mr. Hyde.) The shadow is the reservoir of our rejected, neglected and disavowed self. It is our awkwardness, “retardedness,” and immaturity (our “Borat-ness”). It is our greed, lust, and thirst for power. It can be the emotion, such as anger or love, that we refuse to acknowledge and stand up for. Sometimes it is the ancestral ape that rattles the cage of our overly rational, “civilized” mind. It can also be the child we once were, but have lost touch with; the inner artist, musician, dancer, writer, explorer, healer, hippie, student, bum, comedian, warrior, etc. that we have locked in the “Not Me” dungeon of our unconscious. Jung put it simply when he said that the shadow is who we are, but refuse to be. In our dreams the shadow is generally symbolized by a dream figure the same gender as the dreamer.
A woman dreams, “I want to take a nap, and my sister-in-law lies down practically on top of me. I’m really annoyed she’s even come in, and try to push her away. She ends up kicking me in the forehead with the pointed toe of her high-heeled shoe.” Our ego likes to think that it is the center of our personality; this is our egocentricity. When it comes face-to-face with the shadow, it typically tries to deflect the intrusion and banish the shadow back to the unconscious. This is symbolized in the dream by the dreamer’s desire to take a nap–she wants to be unconscious of something. But the shadow, symbolized by her sister-in-law, will have none of this and forces a confrontation. What is it that the dreamer does not want to see? Her association to her sister-in-law was that her sister-in-law was a very superficial person. Through the dream her psyche is challenging her to take a close look at her own superficiality, to see her sister-in-law in herself. This is a painful and disagreeable task, well symbolized by a high-heeled shoe (in this context, a symbol of her elevated/superior attitude in relation to others) striking her forehead, the site of the “third eye,” or “eye of knowledge.”
...
tạm dịch như sau:
"Tiềm ảnh" , ( "bóng dấu") .
...
Thể Diện là cái khuôn mặt công khai của chúng ta , nó là vai trò mà ta đang diễn xuất trong lãnh vực xã hội . "Thể Diện" chưng sáng các khía cạnh mà ta thường muốn nối kết . Tỉ dụ như nếu lòng ta mong đưọc ra dạng của một nhà kinh doanh thì cái "Thể Diện" của ta sẽ tỏ ra dáng vẻ tự tin, lịch lãm và tinh thông về tài chánh . Tuy nhiên, không khác chi cái bóng tối của địa cầu in đậm trên mặt trăng vào giờ nguyệt thực, "Thể Diện" của ta cũng sẽ bung ra một cái màn đen che kín các bề trong của nó . Carl Jung đã khéo đặt tên cho cái thành phần thầm kín và ẩn dấu này của thần hồn là "tiềm ảnh" ,( hay nói nôm na là "bóng dấu") .
Thể Diện và "tiềm ảnh" của ta có một mối quan hệ tương phản: "Thể Diện" càng khô khan cứng ngắc, càng văn vẻ hay càng thiên lệch bao nhiêu thì cái "bóng dấu" của nó cũng sẽ càng dềnh dàng và méo mó bấy nhiêu . "Tiềm ảnh" vốn là cái ao hồ chứa trữ mọi thứ mà lòng ta đã phế thải, chối bỏ và tuyệt thệ . Nó bao gồm mọi điều như các sự vụng về, ngốc nghếch , ấu trĩ, các tính tham lam, dục vọng, háo quyền . Cộng vào đó là những cảm xúc như thương yêu hờn giận mà tim ta không muốn chứa nhận . Có khi nó cũng như là cái con khỉ già khú đang khua động cái lồng sắt của cái tâm trạng văn minh lẽ sự cố chấp trong ta . Nó cũng có thể là cái đứa trẻ thơ mà ta đã từng trải qua và rồi lạc quên mất từ lâu, cũng có thể là nhà thơ, nhà văn, người nghệ sĩ, kẻ lãng du phiêu bạt, hay một người chiến binh , đây là các vai trò mà ta đã tự nhốt kín trong căn hầm niêm phong dưới cái bảng hiệu "Không phải là tôi" . Bác sĩ Carl Jung đã nói vắn tắt : "tiềm ảnh" chính là ta, nhưng ta lại luôn chối từ nó . Trong cõi mộng, "tiềm ảnh" thường xuất hiện dưới dạng của một nhân vật đồng giới tính với người nằm mơ ...
Một người phụ nữ đã mơ rằng : " Tôi muốn chợp mắt ngủ chút, nhưng mà bị đứa em dâu nhào tới nằm đè lên người . Tôi ráng xô nó ra, tức mình hết sức vì nó đã dám xông vào . Rốt cuộc thì bị cái giầy cao gót mũi nhọn của nó đá trúng vô trán ".
Cái ngã của ta vốn thường cho rằng nó là trọng tâm của con người .Tới khi phải đối mặt với cái "tiềm ảnh" thì tất nhiên nó sẽ ráng đẩy lui sự đột nhập đó và ráng xô đuổi cái bóng dấu đó trở lui xuống tiềm thức . Trong giấc mơ kể trên, người phụ nữ muốn ngủ, muốn chôn dấu điều chi đó , tuy nhiên cái "tiềm ảnh" , biểu hiện bởi đứa em dâu, nhất định không thua và quyết đấu ngược lại . Vậy thì cái người nằm mơ đó đã không muốn nhìn nhận điều chi ? Cô ta vốn thường xem đứa em dâu như là một kẻ nông nổi hời hợt . Qua giấc mơ này thần hồn của cô ta muốn vạch rõ cho cô ấy biết cái tính cách nông cạn của chính mình, tuy rằng nó đội lốt hình ảnh đứa em dâu .Đây quả là một bài học rất xốn xang và đau xót, cũng y như là đã bị cái guốc cao gót phang ngay giữa trán vậy .
...
...
Ngoài các giấc mơ ra, "tiềm ảnh" còn có thể xuất hiện qua một hình thức đáng kể nữa là "sự phản chiếu" . Sự kiện này xảy ra mỗi khi ta "suy bụng ta ra bụng người", và rồi phóng chiếu những cá tính dấu kín của chính mình vào cho người khác ...Lấy tỉ dụ của giấc mơ nói trên, người phụ nữ này đã gán chiếu cái tính lam nham hời hợt của mình vô đứa em dâu . Nhưng giấc mơ đã buộc cô ấy phải thu hồi cái vọng tưởng đó và phải tự suy xét lại thân mình . Mỗi khi ta chợt thấy mình có một phản ứng thật là khác thường đối với tư cách của một người nào đó, thì đây rất có thể là do ta đã vô tình phóng chiếu điều chi đó trong tiềm thức của mình vào người kia . Chẳng hạn như khi ta gặp một người có đủ các đức tính mà chính mình tuy mong mỏi nhưng chưa thể hiện được thì lập tức ta cảm thấy quý trọng họ hết mức . Còn lỡ mà đụng phải những ai biểu lộ các tính xấu thầm kín của mình thì trong bụng không khỏi chê bai khinh mạt họ vô cùng . Hầu hết các cuộc hôn nhân đều xảy ra do hai người trong cuộc đã phóng chiếu mọi ảnh tượng trong tiềm thức của mình vào lẫn nhau ( Và đa số những cuộc ly dị cũng bắt nguồn từ sự gán ghép các tiềm ảnh đen tối của chính mình vào cho người bạn đời ) .
Congratulations @batngat! You received a personal award!
Happy Birthday! - You are on the Steem blockchain for 2 years!
Click here to view your Board
Congratulations @batngat! You received a personal award!
You can view your badges on your Steem Board and compare to others on the Steem Ranking
Vote for @Steemitboard as a witness to get one more award and increased upvotes!