Tuyệt Đối - rất là rắc rối !
Theo như tác giả J. van der Leeuw thì cái "Tuyệt Đối" (the Absolute) là thứ mà trí tuệ của ta không thể nào nắm đuợc . Trong chương thứ 4 của sách Conquest of Illusion, ông ta đã cố gắng trình bày lý do tại sao sự tình nó lại như thế . Duờng như chỉ bằng cách dẹp tan mọi ảo tuởng mà trí tuệ có thể tạo ra về cái "Tuyệt Đối", thì sự thật mới có hy vọng được khui ra ?
Những điều ghi soạn dưới đây đã đuợc dựa theo ý của tác giả van der Leeuw . Lẽ dĩ nhiên là nó cũng không thoát khỏi sự bóp méo đôi chút bởi các ảo tuởng, các khiếm khuyết trong trí của người phỏng dịch này . Xin báo trước cùng các bạn đọc về điều đó . :-)
Trước nhất, vài điểm chính về cái "Tuyệt Đối" :
- nó không phải là một nơi hay một cõi giới nào .
- "Ta" không thể nào có đuợc ý thức gì về nó , bởi nếu nhập vào nó rồi thì sẽ không còn có "Ta" nữa . Không còn có "ai" để mà ý thức về "một-cái-gì-đó" nữa . "Cái Đó" cũng là "Ta", không còn sự phân biệt, không còn so sánh gì nữa hết . Cách diễn tả gần đúng nhất, có thể tạm nói là chỉ còn sự nhận biết qua "thể nghiệm" (realisation by "Being").
Trí tuệ của ta chỉ có thể nhận thức đuợc những thứ "tương đối" mà thôi . Trong cái thế giới của những thứ "tương đối", luôn luôn có sự so sánh giữa một phần tử này với một phần tử khác . Thêm nữa, những phần tử này đều có những quan hệ chặt chẽ với lẫn nhau . Trong thế giới này không có một ai, không có một cá nhân nào có thể hiện hữu độc lập mà không có sự liên quan tới một cái gì khác . Mỗi quan điểm của từng cá nhân này đều là tuơng đối và sẽ không giống với bất cứ quan điểm nào của một cá nhân khác. Điểm đáng nhớ nhất : - Không cá nhân nào có thể sở hữu cái quan điểm hoàn toàn và tuyệt đối đuợc . Khi đã thấu hiểu rằng mọi quan điểm từ "cá nhân" đều là tuơng đối thì sự thật về cái "Tuyệt Đối" mới có thể đuợc thể nghiệm .
Nếu đã nhập vào cái "Tuyệt Đối" rồi thì "Ta" sẽ là "cái Đó" , sẽ không còn là "Ta" nữa , không còn là cái "tương đối" gì , có liên quan gì , hay có thể so sánh với bất cứ gì khác nữa . Đây cũng chính là lý do mà Phật giáo cho rằng: đạt đuợc Niết-Bàn (Nirvana) là đạt đuợc "Tuyệt Đối" . Nirvana là Phạn từ , có nghĩa đen là "tắt biến", "tận tuyệt" (extinguish, becoming extinct) . Cái "Tuyệt Đối" chính là sự tận tuyệt của tất cả những gì tương đối , tất cả những gì thuộc về cá nhân . Sự tình này có thể tạm mường tượng như là tình trạng tan biến của một giọt nước đuợc nhập vào đại dương .
Sống trong thế giới hình tuợng, trí tuệ của ta luôn quen so sánh cái này với cái khác . Bất cứ một thứ tương đối nào cũng sẽ có một thứ tương đối khác tốt đẹp hơn, cao thuợng hơn . Cái "Tuyệt Đối" không thể đạt đuợc bằng cách nhảy trên các bậc thang càng ngày càng cao của những thứ tương đối như vậy . Cái "Tuyệt Đối" hàm chứa tất cả mọi thứ tương đối , cho nên nó có thể đuợc thể nghiệm từ bất kỳ điểm nào . Thay vì ra sức leo trèo bám đuổi cái "Tuyệt Đối" theo một đuờng huớng cao vời diệu vợi nào đó, hãy thử ngay tại nơi mình đứng , tìm cách tháo lột tắt bỏ những gì thuộc về cá nhân tuơng đối để xem còn có cái-gì-đó có thể bộc lộ ra từ bề trong ?
Nếu ta nhìn một cái vòng tròn như chỉ gồm có 1 đuờng cong bao quanh 1 tâm điểm thì đó quả là một sự thiếu sót sai lệch . Sự thật toàn vẹn của cái vòng tròn đó, cần đuợc nhìn từ tâm điểm và sẽ bao gồm vô số những đoạn thẳng phát xuất từ giữa vòng ra tới chu vi . Cái "Tuyệt Đối" cũng vậy, cần đuợc thể nghiệm từ tâm điểm của nhận thức, và bao gồm hết tất cả các chiều huớng từ điểm đó . Đứng riêng trên một tia bán kính nào đó thì sẽ chỉ có đuợc một quan điểm tuơng đối mà thôi . Phải từ tâm điểm thì mới có đuợc cái thể nghiệm trọn vẹn "Tuyệt Đối" ....