BƯỚC RA KHỎI VÒNG AN TOÀN
Bài này mình chia ra hai khoảng thời gian khác nhau. Một là bạn chưa có gì trong tay, hai là bạn có một vài thành tựu nhất định.
Khi bạn là người mới tốt nghiệp cái mà bạn có là thời gian, tuổi trẻ và sự nhiệt huyết, bạn chẳng có gì để mất cả, bổ mẹ bạn vẫn có thể đi làm để bạn vẫy vùng, vợ con chưa có, sức khỏe tuổi đôi mươi, thì việc gì phải ngại, cứ làm tới thôi, cứ theo lý tưởng của bản thân để đời trui rèn cho bạn. Bạn làm gì miễn đừng phạm pháp là được, đừng ký hợp đồng với các công ty tài chính là được, đừng đốt sức khỏe của bạn vào những cuộc nhậu thâu đêm, hay cắn kẹo ke để chứng tỏ với một ai đó là được. Cái quan trọng là bạn tìm được người thầy hướng dẫn bạn, đưa bạn lên tầm cao mới. Để tìm được người có thể hướng dẫn bạn thì bạn phải xem lại thái độ của mình, có câu thái độ hơn trình độ rất đúng trong trường hợp này.
Khi bạn có thành tựu nhất định rồi thì còn nên bước ra khỏi vòng an toàn nữa hay không. Ở đây mình không đề cập tới số tuổi, có người trong tầm tuổi 2x đã đạt được thành tựu rồi, có người tới hơn 40 vẫn chưa đạt được điều gì. Bạn có nên hy sinh những thành tựu tài sản mà mình khó khăn lăm mới đạt được để bước ra khỏi vòng an toàn không? Bạn đã tới tuổi kết hôn phải lo cho cuộc sống gia đình, bố mẹ cũng đã lớn tuổi, hãy để họ an hưởng tuổi già. Nếu bạn muốn bước ra khỏi vòng an toàn thì tốt nhất chỉ nên hy sinh 1/10 số tài sản mà bạn có. Một ví dụ dể thấy nhất trong trường hợp này. Một công ty nhỏ khi ra một chính sách mới họ quyết rất nhanh, có thể hôm nay nghĩ ra nhưng ngày mai áp dụng ngay và luôn không suy nghĩ nhiều. Còn công ty lớn khi ra một chính sách nào, họ sẽ họp liên tục, hết trưởng bộ phận này ý kiến tới trưởng bộ phận khác ý kiến, thậm chí có người ý kiến cũng chỉ để mình có tiếng nói trong đó. Người đứng đầu hiểu rõ nhất nhưng vẫn muốn biết ý kiến của những người này, do họ không muốn hy sinh công sức của họ chỉ vì một chính sách sai lầm.
Khi làm bất kỳ việc gì cũng nên biết điểm dừng của mình. Đừng bao giờ chơi tất tay với tiền bạc, đừng bao giờ phải gánh một món nợ nào.
Step out of your comfort zone
This article is divided into two different time periods. One is that you don't have anything yet, the other is that you have certain achievements.
When you are a recent graduate what you have is time, youth and enthusiasm, you have nothing to lose, your parent can still go to work so that you can struggle, your wife and children do not have, your health When you're in your twenties, there's nothing to be afraid of, just do it, follow your ideals to let life forge you. Whatever you do as long as you don't break the law is fine, don't sign contracts with financial companies, don't burn your health in all-night drinking parties, or bite down on lollipops to prove to someone it's okay. The important thing is that you find a mentor to guide you, take you to new heights. In order to find someone who can guide you, you must review your attitude, there is a sentence that is attitude than level in this case.
When you have certain achievements, should you step out of your comfort zone again? I'm not talking about age here, some people in the 2x age range have already achieved, some over 40 have yet to achieve anything. Should you sacrifice your hard-earned wealth achievements to step out of your comfort zone? You have reached the age of marriage to take care of your family life, your parents are also old, let them enjoy their old age. If you want to step out of your comfort zone, it is best to sacrifice only 1/10 of the wealth you have.
The most obvious example in this case. When a small company makes a new policy, they decide very quickly, maybe think of it today, but apply it right away tomorrow and always don't think much. As for large companies, when they issue a policy, they will meet continuously, from one department head to another, the head of the department has other opinions, even if someone has an opinion, just to have a voice in it. The leaders understand best but still want to know their opinions, because they don't want to sacrifice their efforts just because of a wrong policy.
When doing anything, you should know your stop. Never play with money, never take on a debt.