TẠI SAO CÓ NHỮNG NGƯỜI CHỈ LÀM VIỆC VÀO BUỔI SÁNG, CŨNG CÓ NHỮNG NGƯỜI CHỈ SÁNG TẠO LÚC NỬA ĐÊM?
Bạn có phát hiện trong môi trường làm việc của mình sẽ có 2 nhóm người cơ bản:
“Early Bird” 🐦 – là những người ngủ sớm, dậy sớm, làm việc hiệu quả ban ngày
“Night Owl” 🦉 – những “cú đêm” ngủ muộn, dậy muộn” và làm việc hiệu quả vào ban đêm.
Bất kể thuộc nhóm nào, không thể phủ nhận rằng cả những người dậy sớm và cú đêm đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Nó không làm cho một người tốt hơn so với những người kia. Nhất là trong công việc. Vậy, bạn là kiểu người nào? Bài viết này sẽ chỉ ra những điểm khác biệt rõ rệt nhất của “Early Bird” và “Night Owl”, giúp bạn hiểu hơn về bản thân và có kế hoạch làm việc phù hợp nhất nhé!
“Early Bird” thức dậy với nụ cười – “Night Owl” chỉ ước được ngủ thêm chút nữa
Nếu bạn là người thường xuyên tắt chuông báo thức nhiều lần vào mỗi buổi sáng thức dậy, thì bạn chính là kiểu người Night Owl đấy!
Khi phải dậy sớm, họ thường chần chừ và mất cả một buổi sáng uể oải, ngáp ngắn ngáp dài. Chính vì thế, nếu bạn là “cú đêm” mà lại là dân văn phòng; bạn cần phải tập luyện thói quen ngủ sớm, dậy sớm để công việc đạt hiểu quả cao. Và đặc biệt là kiểu người này thường chỉ trải nghiệm cảm giác hưng phấn và có những ý tưởng mới sau 6 giờ tối.
Còn đối với người thức dậy sớm chào đón mặt trời buổi sáng với một nụ cười tươi tắn trên môi. Họ cảm thấy tâm trạng hoan hỉ, đầu óc tỉnh táo mà không cần đến cà phê. Kiểu người này yêu thích việc dậy sớm và cảm giác họ sẽ có một ngày thật năng suất nếu dậy sớm.
Nếu công việc của bạn là 8 tiếng làm việc; thì chúc mừng bởi bạn sẽ có năng suất tốt nhất trong thời gian buổi sáng này.
“Early Bird” cầu toàn và kiên nhẫn – “Night Owl” táo bạo và không ngại khó
Theo nghiên cứu từ nhiều chuyên gia Đại học Barcelona, những người buổi sáng dậy sớm; thường là người có xu hướng kiên trì hơn và ít gặp phải tình trạng mệt mỏi hay thất vọng hơn các cú đêm. Họ tự cân bằng được cuộc sống của bản thân khá tốt. Tuy nhiên, nếu bạn là kiểu người này, bạn cũng là người khá cầu toàn, không dễ hài lòng bởi bất kỳ điều gì.
Bên cạnh đó, kiểu người hoạt động về đêm lại dễ có những hành vi bốc đồng, vượt ngoài tầm kiểm soát. Họ táo bạo, ưa thích tìm kiếm sự mới lạ và không ngại thử thách. Bạn là những “cú đêm”, vậy chắc chắn lối sống ổn định sẽ không phù hợp với bạn cho lắm!
“Early Bird” sáng tạo vào ban đêm – “Night Owl” sáng tạo hơn vào ban ngày
Nghe có vẻ ngược đời, nhưng yên tâm là không có nhầm lẫn gì đâu nhé!
Sự sáng tạo bùng nổ sẽ dễ phát sinh trong “giờ nghỉ” của “Early Bird” và “Night Owl”.
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi nhà tâm lý học Richard D. Roberts và Patrick C. Kyllonen vào năm 2011; những người tham gia thuộc cả 2 nhóm này đã được yêu cầu giải quyết các vấn đề đòi hỏi sự phân tích và hiểu biết sâu sắc.
Các vấn đề liên quan đến phân tích sẽ được cử lý thành công trong thời gian tối ưu của 2 nhóm. Trong khi các vấn đề thiên về tư duy sáng tạo thì lại được giải quyết tốt hơn trong thời gian không tối ưu, tức là thời gian ít được ưu tiên hơn của cả 2 nhóm. Kết quả này nói lên rằng sự bùng nổ của sáng tạo lại xuất hiện phổ biến hơn trong thời kỳ mệt mỏi về tinh thần.
“Early Bird” chủ động – “Night Owl” là người thông minh
Thành công không nhất thiết phải phụ thuộc vào trí thông minh. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu bài kiểm tra trí thông minh; liên quan đến toán học, đọc hiểu, trí nhớ ngắn hạn và tốc độ xử lý. Những người hay sống về đêm có điểm số cao hơn. Tất nhiên, điều này không thể nói lên rằng họ thành công hơn nhóm người còn lại.
Những người dậy sớm lại là người có tính chủ động nhiều hơn trong công việc. Họ thích hỏi và đưa ra ý kiến cá nhân về vấn đề. Hoặc khi có việc gì chưa rõ ràng, họ sẽ là người chủ động làm rõ vấn đề mới thôi.
“Early Bird” yêu bữa sáng – “Night Owl” thích ăn đêm
Giờ ưa thích nhất của chúng ta không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng; xu hướng làm việc mà còn tác động đến sự lựa chọn bữa ăn.
Nhóm “Early Bird” thích thưởng thức bữa sáng một cách lành mạnh. có thể họ sẽ kết hợp với tập thể dục, đọc báo hay thưởng thức một ly cafe sáng và còn có thể dư ra thời gian cho những hoạt động khác.
Trái lại, phần lớn “cú đêm” bỏ bữa sáng và tranh thủ vài phút cuối cùng trước khi vào giờ làm việc. Họ cảm giác mãn nguyện hơn và thường thích ăn tối, ăn khuya hơn là ăn sáng.
Một nghiên cứu khác tiết lộ rằng nhóm người Cú Đêm nhiều khả năng sẽ ăn ít hơn người Chim Sớm nhưng bữa ăn tối và ăn đêm của họ lại thịnh soạn hơn. Do đó, những người này dễ mắc phải bệnh béo phì, hay căng thẳng và thậm chí là gặp chứng ngưng thở khi ngủ.
=> Như vậy, bằng cách tìm ra các điểm khác biệt và các phương pháp để cải thiện tình hình. Chúng ta sẽ sống dễ dàng hơn; cũng như có sự điều chỉnh phù hợp trong một xã hội đầy rẫy áp lực và luôn đòi hỏi năng suất tối ưu.
#j2team_discussion
Nguồn: Internet