Ngân sách cần có để chi trả các khoản phí sinh hoạt tại Nhật
Tokyo, Nhật Bản được mệnh danh là một trong mười thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Tuy nhiên, sống ở Nhật Bản không phải lúc nào chi phí sinh hoạt cũng đắt đỏ mà còn phụ thuộc vào khu vực bạn ở. Nếu bạn sắp đến Nhật làm việc hoặc sắp trở thành du học sinh thì hi vọng thông tin chi tiết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn chuẩn bị một kế hoạch chi tiêu và tài chính tốt nhất để sang Nhật.
Một vài con số thống kê và so sánh nổi bật khái quát bức trang chung trong chi phí sinh hoạt tại Nhật:
- Chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản cao hơn 126,39% so với tại Việt Nam
- 4 thành phố có chi phí sinh hoạt đắt nhất Nhật Bản là Tokyo, Yokohama, Miyazaki và Osaka
- Giá thuê nhà tại Nhật Bản cao hơn 104,79% so với tại Việt Nam
- Chi phí sinh hoạt tại Tokyo là đắt hơn 25% so với ở Toronto
- Chi phí sinh hoạt tại Tokyo là đắt hơn 68% so với ở Seoul
- Chi phí sinh hoạt ở Osaka là rẻ hơn so với 31% ở Tokyo
Các khoản chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản
Chi phí sinh hoạt tại Tokyo vô cùng đắt đỏ nên bạn đừng lấy ngạc nhiên khi thấy các số liệu mà GrowUpWork cung cấp dưới đây. Các khoản chi phí dưới đây áp dụng cho trường hợp của một người độc thân từ 20 - 35 tuổi sống ở Tokyo, có sử dụng nhà riêng, điện thoại, internet… Và đây chỉ là khoản chi phí trung bình của một người, chi phí cụ thể phụ thuộc vào từng đối tượng, và khu vực mà đối tượng đó sinh sống.
Đối với du học sinh:
- Chỗ ở: Nếu ở ký túc xá khoảng 40.000 ¥ bao gồm tiền điện nước, nhà riêng khoảng 20.000 - 30.000 ¥/người.
- Ăn uống: 30.000 ¥
- Học phí: 50.000¥
- Đi lại: 5000 - 10.000 ¥
- Gas + điện + nước: 10.000 ¥
- Điện thoại/internet: 7000 ¥
- Bảo hiểm: 1.200 ¥
- Phí phát sinh: 5000 ¥
Là một du học sinh Nhật Bản, bạn được phép làm thêm 28 tiếng/tuần với mức lương trung bình ban ngày là 1000 ¥/giờ, ban đêm là 1250 ¥/giờ. Như vậy, mức thu nhập trung bình hàng tháng của bạn là 120.000 ¥, nếu làm full đêm thì mức lương có thể lên đến 150.000 ¥. Với mức thu nhập này, nếu bạn tiết kiệm có thể sẽ đủ chi trả cho chi phí sinh hoạt tại Tokyo mà không cần xin thêm tiền từ gia đình. Nếu bạn làm 2 công việc, bạn có thể sẽ dư tiền để gửi về gia đình.
Xem thêm: Cuộc sống thực tế của du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tổng chi phí sinh hoạt trung bình tại Nhật của một lao động Việt ước tính:
- Nhà ở: 20.000 - 30.000¥
- Di chuyển: 6.000 - 10.000 ¥
- Điện + nước + gas: 10.000 ¥
- Điện thoại thông minh / Internet: 7000 ¥
- Ăn uống: 30.000¥
- Thuế cư trú, thu nhập, bảo hiểm y tế, thất nghiệp, hưu trí: Thường thì các doanh nghiệp sẽ đóng các khoản chi phí này.
Nếu bạn là một lao động Việt thì mức thu nhập sẽ khoảng 150.000 - 200.000 Yên/tháng chưa tính thời gian làm thêm giờ, tăng ca. Với mức thu nhập như vậy bạn hoàn toàn có thể vừa chi trả chi phí sinh hoạt đắt đỏ tại Tokyo, vừa có tiền gửi về gia đình.
Xem thêm: Thực tế về nghề Kỹ sư IT Nhật Bản? Áp lực, Công việc, Mức lương?
1. Tiền nhà
Nếu bạn muốn hạn chế khoản chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản này, thì bạn nên ở lại ký túc xá của công ty. Nhiều công ty có hỗ trợ chỗ ở gần như hoàn toàn miễn phí hoặc bạn phải chi trả số tiền thấp.
Giá thuê nhà trung bình hàng tháng không bao gồm các tiện ích, cho một căn phòng từ 20 - 40m2 là từ 50.000 đến 70.000 yên. Tất nhiên, đây chỉ là giá tầm trung, nếu bạn muốn ở căn hộ cao cấp thì giá thuê có thể lên đến 100.000 yên. Đây là giá thuê cho một phòng, chi phí nhà ở đắt hay rẻ cũng sẽ phụ thuộc vào số người thuê. Nếu với giá phòng 60.000 yên mà bạn ở ghép 2 - 3 người thì một tháng bạn chỉ bỏ ra 2 - 3 man tiền nhà.
Chi phí điện, nước, gas được tính riêng với tiền nhà và thường thì tiền điện là đắt nhất trong 3 loại, tiếp theo là gas và nước. Tổng chi phí cho một người chỉ dưới 10.000 yên/tháng: khoảng 4000 yên cho điện, 3000 yên cho gas và 2000 yên cho nước.
2. Tiền di chuyển
Ở Nhật có rất nhiều phương tiện di chuyển cho bạn lựa chọn như xe đạp, xe bus, taxi, tàu hỏa, tàu điện ngầm... Người đi làm có thể mua vé tàu theo tháng để di chuyển. Bên cạnh đó, nhiều công ty Nhật Bản sẽ trả một phần hoặc toàn bộ chi phí đi lại cho nhân viên nên bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền đi lại.
Với thành phố đông dân như Tokyo và nếu như bạn thường xuyên di chuyển tới những địa điểm có khoảng cách gần thì việc đi bộ hoặc sở hữu một chiếc xe đạp là giải pháp tiết kiệm chi phí tốt nhất dành cho bạn. Bạn không phải lo lắng là không có chỗ dựng xe vì bãi đỗ xe đạp được bố trí ở hầu hết các nhà ga, trung tâm mua sắm. Tại Tokyo, xe bus cũng là một lựa chọn đúng đắn khi bạn muốn di chuyển. Trong trường hợp, bạn muốn ra ngoại ô hoặc các vùng lân cận thì tàu điện ngầm chính là giải pháp số 1. Qua đó bạn có thể tiết kiệm đáng kể một khoản chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản.
3. Tiền ăn
Du học sinh và lao động Việt thường chọn tự nấu ăn thay vì ăn ngoài để tiết kiệm chi phí ăn uống. Cũng có rất nhiều du học sinh chọn ăn ngoài vì chi phí ăn cơm bình dân không khác quá nhiều so với việc tự nấu ăn. Tuy nhiên, khi tự nấu ăn sẽ đảm bảo dinh dưỡng và tạo gắn kết giữa mọi người trong cùng phòng hơn. Bằng cách này bạn có thể giảm thiểu 1/3 chi phí ăn uống so với ăn cơm hàng hay ăn một mình. Một vài bạn thì được bao ăn luôn tại quán làm thêm vì vậy mà chi phí tiền ăn được cắt giảm.
Mẹo để bạn tiết kiệm chi phí ăn uống là đi siêu thị vào các khung giờ giảm giá trước khi đóng cửa. Bạn có thể mua luôn lượng thức của một vài ngày, một tuần và bảo quản chúng trong tủ lạnh.
4. Tiền điện thoại/internet
Bạn phải chi một khoản tiền từ 2.000 - 3.000 Yên/ tháng để được thỏa thích dùng mạng Wifi tại Nhật, đồng thời bạn có thể dùng chung với nhiều người đê chia sẻ chi phí. Đừng lo về tốc độ truy cập mạng vì Nhật Bản là quốc gia có tốc độ mạng nhanh hàng đầu thế giới. Ngoài việc dùng wifi, bạn có thể tự đăng ký mạng điện thoại, khoản chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản này không khác biệt nhiều nhưng chắc chắn dùng wifi vẫnsẽ tiện lợi hơn.
Khoản chi phí chi trả cho điện thoại (nghe gọi truyền thống) ở Nhật Bản là khá đắt so với ở Việt Nam. Nếu không biết cách lựa chọn nhà mạng hợp lý thì bạn có thể phải mất từ 7.000 - 10.000 Yên/ tháng cho chi phí điện thoại.
5. Các chi phí khác
Cửa hàng 100 Yên là loại cửa hàng phổ biến tại Nhật, với rất nhiều các mặt hàng, vì vậy lúc cần mua sắm bạn nên liệt kê trước tất cả những món đồ mà bạn cần mua ra giấy rồi đến các cửa hàng 100 Yên gần nhất lựa ra những món đồ bạn cần cho cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn hay mua hàng tại các siêu thị lớn thì hãy đăng ký làm thẻ tích điểm, chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản nho nhỏ vào những lần mua hàng sau của bạn đấy.
Ngoài những khoản mua sắm cá nhân thì hàng tháng bạn sẽ phát sinh thêm tiền đi chơi, đi uống cafe với bạn bè, rồi tiền thuốc nếu ốm, vì vậy hãy dành ra một khoản nho nhỏ cho những chi phí này nha.
Mức chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản trong 1 tháng của từng người là khác nhau. Mức chi phí trên chỉ mang tính chất tham khảo, các loại chi phí có thể rẻ hơn nếu bạn biết chi tiêu tiết kiệm, tìm được nhà rẻ hoặc ở đông để chi phí rẻ hơn. Chúc bạn thành công!
Congratulations @growupjv! You have completed the following achievement on the Steem blockchain and have been rewarded with new badge(s) :
You can view your badges on your Steem Board and compare to others on the Steem Ranking
If you no longer want to receive notifications, reply to this comment with the word
STOP
To support your work, I also upvoted your post!
Vote for @Steemitboard as a witness to get one more award and increased upvotes!