10 bước lập kế hoạch kinh doanh chi tiết và hiệu quả

in #kehoachkinhdoanhlast year (edited)

Kế hoạch kinh doanh là “bản đồ chiến lược” giúp doanh nghiệp định hình và đạt được mục tiêu của mình. Cùng ACCESSTRADE khám phá 10 bước lập kế hoạch kinh doanh chi tiết và hiệu quả nhất.

Tại sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh?

Như đã nói, kế hoạch kinh doanh chính là “bản đồ chiến lược" của doanh nghiệp. Một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp.
Định hình chiến lược: Kế hoạch kinh doanh cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường, mục tiêu, đối thủ, các cơ hội, thách thức cần phải đối mặt,... Từ đó vạch ra chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn một cách hiệu quả.
Tăng cường dự trữ: Lập kế hoạch giúp doanh nghiệp dự báo và ứng phó với thách thức, giảm thiểu rủi ro.
Thu hút đối tác và nhà đầu tư: Kế hoạch kinh doanh chính là “chìa khoá vàng" để thu hút sự quan tâm của đối tác và nhà đầu tư.
Hỗ trợ ra quyết định: Kế hoạch kinh doanh cung cấp dữ liệu và thông tin chi tiết, hỗ trợ việc ra quyết định và đánh giá hiệu suất.

ke-hoach-kinh-doanh.jpeg

Các bước lập kế hoạch kinh doanh


Bước 1: Xây dựng ý tưởng kinh doanh


Để lập được kế hoạch kinh doanh, bước đầu tiên cần làm đó chính là xây dựng ý tưởng kinh doanh. Ý tưởng được ví như “linh hồn" của kế hoạch kinh doanh.

xay-dung-y-tuong.jpeg

Đừng lo ngại chuyện ý tưởng bị “đụng hàng", điều quan trọng là cần tìm ra sự khác biệt và điểm độc đáo trong ý tưởng kinh doanh của mình.

Bước 2: Xác định mục tiêu kinh doanh


Dù là làm bất kì việc cũng đều cần phải xác định mục tiêu và đích đến. Để lập kế hoạch kinh doanh bạn cần xác định mục tiêu cụ thể và đo lường được để đảm bảo rằng kế hoạch có hướng và mục đích rõ ràng.

Xac-dinh-muc-tieu.jpeg

Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường


Ông bà ta có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Chúng ta không thể bắt đầu kinh doanh mà không biết đối thủ của mình như thế nào. Vì vậy cần nghiên cứu và phân tích thị trường một cách kĩ lưỡng để nhận biết rõ thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và điểm mạnh điểm yếu của họ.

nghien-cuu-thi-truong.jpeg

Bước 4: Lập biểu đồ SWOT


Nếu việc nghiên cứu thị trường là “đối ngoại” thì việc lập biểu đồ SWOT chính là “đối nội”. Việc lập biểu đồ SWOT sẽ giúp bạn nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp cần phải đối mặt. Từ đó điều chỉnh kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp

Bước 5: Xác định mô hình kinh doanh


Sau khi đã hiểu rõ được thị trường và các điểm mạnh yếu của doanh nghiệp. Bước kế đến trong lập kế hoạch kinh doanh đó chính là xác định mô hình kinh doanh. Cần định mô hình kinh doanh 1 cách chi tiết, bao gồm cách doanh nghiệp sẽ tạo ra giá trị và kiếm lời.

Bước 6: Xác định chân dung khách hàng


Nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua bước này, nhưng thực tế cho thấy để có thể tạo ra giá trị và bán được sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng của mình là ai, nhu cầu, hành vi của họ như thế nào?

Chan-dung-khach-hang.jpeg

Bước 7: Lập kế hoạch Marketing


Trong thời đại AI hoá, việc lên kế hoạch marketing là vô cùng quan trọng. Đây chính là bước quyết định trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. Cần tận dụng tốc độ và sự phát triển của AI, các doanh nghiệp cần nhanh chóng ứng dụng AI vào việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm của mình.

lap-ke-hoach-marketing.jpeg

Bước 8: Lập kế hoạch nhân sự

Doanh nghiệp dù lớn, dù nhỏ cũng đều cần lập kế hoạch nhân sự chỉn chu đàng hoàng. Việc lập kế hoạch nhân sự rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng một người phải ôm đồm quá nhiều việc. Ngoài ra, càng kinh doanh về lâu dài, doanh nghiệp của bạn sẽ còn có cơ hội mở rộng quy mô. Chính vì vậy, một kế hoạch nhân sự rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý, đảo tạo và hướng dẫn và phát triển kĩ năng cho nhân viên.

Bước 9 : Lập kế hoạch tài chính

Quản lý tài chính là một việc vô cùng quan trọng, nếu chi phí không được phân bổ hợp lý thì doanh nghiệp có thể gặp phải tình trạng “càng bán càng lỗ". Tất cả các khoản thu chi dù lớn dù nhỏ cũng cần phải được ghi chép, tính toán một cách chi tiết, rõ ràng.

ke-hoach-tai-chinh.jpeg

Bước 10: Lên kế hoạch thực hiện

Sau khi đã thực hiện các bước trên thì đây là lúc lên kế hoạch thực hiện. Bản kế hoạch càng chi tiết, doanh nghiệp sẽ càng "rõ" cần phải làm gì.

Lời kết


Trên đây là 10 bước lập kế hoạch kinh doanh chi tiết và hiệu quả, hi vọng bài viết vừa rồi có thể giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh và các bước thực hiện nó.


Sort:  
Loading...

Coin Marketplace

STEEM 0.24
TRX 0.24
JST 0.039
BTC 103972.39
ETH 3297.02
SBD 5.89