HashFlare ngừng cung cấp dịch vụ, tương lai của Cloud Mining sẽ ra sao?
Cloud Mining – một dịch vụ cho phép người dùng thuê hashing power từ các hoạt động đào coin chuyên dụng. Dịch vụ này được tạo ra nhằm chuyên nghiệp hóa và phân loại các doanh nghiệp đào coin vừa và nhỏ, đồng thời đào thải những người chơi không đủ thực lực ra khỏi thị trường đầy cạnh tranh này.
Vì không có cách nào để xác minh thị phần của giàn máy đào coin mà bạn cho là thực sự tồn tại, nên đây có thể được coi là một nơi đi săn lý tưởng cho những kẻ lừa đảo. Có lẽ cách duy nhất để tránh xa gian lận là tin vào các thương hiệu nổi tiếng đã thiết lập Cloud Mining. Nhưng khi những vụ bê bối gần đây có liên quan đến nền tảng Cloud Mining HashFlare nổ ra thì, cách lựa chọn này cũng không còn đáng tin cậy nữa.
HashFlare, một trong những tên tuổi hàng đầu trong ngành, đã thông báo vào ngày 20 tháng 7 rằng họ đã bỏ dịch vụ đào coin đối với các hợp đồng SHA-256 Bitcoin đang hoạt động, theo điều khoản của dịch vụ nền tảng như sau:
“Nếu phí bảo trì và tiền điện lớn hơn mức chi trả thì quá trình đào coin sẽ dừng lại. Nếu các đợt đào coin vẫn không thu được lợi nhuận trong 21 ngày liên tục thì Dịch vụ sẽ bị chấm dứt vĩnh viễn.”
Vì “thời gian khó khăn cho thị trường tiền mã hóa” đang diễn ra nên HashFlare sẽ mở cửa tiếp tục đào Bitcoin khi thị trường có những điều kiện thuận lợi hơn cho các thợ mỏ. Rõ ràng, công ty này chỉ chấm dứt các hợp đồng liên quan đến Bitcoin, nhưng các hoạt động với các tài sản tiền mã hóa khác có sẵn trong danh mục đầu tư như Litecoin và Ethereum vẫn được tiến hành như bình thường.
Mặc dù tháng 7 này không phải là thời gian lý tưởng cho thị trường tiền mã hóa, đặc biệt là không thể so với tháng 12 năm 2017, nhưng nhiều người dùng đã đặt ra những câu hỏi đúng đắn về lý do của HashFlare. Sau một thời gian ngắn chạm đáy chỉ ở mức trên $6.000 trong những ngày đầu tiên của tháng, giá Bitcoin đã tăng ổn định, đến mức gần $8.000 vào ngày công bố chấm dứt hợp đồng.
Ngoài ra, tuần đầu tiên của tháng cho thấy hashrate của mạng lưới Bitcoin đã giảm mạnh do lũ lụt nghiêm trọng ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, đây là nơi tập trung một lượng lớn các giàn máy đào coin. Điều này sẽ dẫn đến việc các node không hoạt động đúng với công suất tương ứng. Ngay cả trước thảm họa xảy ra, vào mùa khô, bắt đầu vào giữa tháng 6, khi nền tảng đào coin này bị cáo buộc vì hashrate của mạng lưới giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng 30 TH/s. Vì dường như HashFlare đã đi ngược lại với những gì được chấp nhận rộng rãi trong thực tế, và từ đó, những cáo buộc gian lận bắt đầu nổ ra.
Những điều kỳ lạ
Để tham gia vào doanh nghiệp HashFlare, người dùng phải thực hiện 02 loại thanh toán: một khoản đầu tư một lần để hệ thống hoạt động và phí duy trì định kỳ – thường được trích từ lợi nhuận trong quá trình đào coin. Một trong những điều quan trọng trong thông báo là nhà điều hành Cloud Mining đã quyết định chấm dứt hợp đồng mà không hoàn trả lại cho người dùng phần còn lại của phí hợp đồng hàng năm mà họ đã trả trước.
Các rủi ro hiện tại dường như đã là lần thứ hai, khi HashFlare đơn phương thay đổi các cam kết trong hợp đồng của mình. 11 tháng trước, nền tảng này đã chuyển tất cả các hợp đồng SHA-256 và Scrypt từ vĩnh viễn sang thời hạn một năm, với lý do phần cứng đào coin đang dần trở nên khan hiếm trên toàn cầu. Lúc đó, nhiều thợ mỏ đã không tán thành sự thay đổi này và thậm chí còn đề xuất sửa đổi trên Change.org với khoảng 2.500 chữ ký.
Trùng hợp là, những người đã ký hợp đồng vĩnh viễn trước tháng 9 năm 2017 có thể hài lòng vì thực tế rằng, sau sự sụp đổ gần đây, thiệt hại của họ đã giảm xuống mức thấp hơn. Kể từ khi các hợp đồng hàng năm được khởi động lại 11 tháng trước đã bị ‘phán’ hết hạn vào cuối tháng 8, các khách hàng này chỉ mất một phần trị giá 1 tháng của khoản đầu tư hàng năm của họ trong hashing power. So với họ thì những người tham gia trong năm nay đang chịu một mức độ thiệt hại lớn hơn nhiều, điển hình là những nhà đầu tư gần đây sẽ thấy mình đang ở trong những trường hợp xấu nhất.
Các thợ mỏ điên cuồng đã lên Twitter và Reddit mắng chửi ngay lập tức. Một nhóm khá lớn những người nghi ngờ HashFlare là lừa đảo cuối cùng đã có cơ hội nói câu: “Tôi đã bảo rồi mà”. Người dùng Twitter đi đầu trong phong trào chống lừa đảo tiền mã hóa cho rằng HashFlare chưa bao giờ thực sự có cơ sở đào coin thực tế. Ông cũng đã có một cuộc phỏng vấn hồi tháng 2 với giám đốc quan hệ khách hàng của công ty Edgar Bers, chỉ ra nhiều “lá cờ đầu” của những hoạt động gian lận.
Trong khi một số người dùng cho biết họ đang được hoàn trả các khoản thanh toán HashFlare từ nhà phát hành thẻ tín dụng, thì những người ít may mắn hơn cho biết họ đang xem xét đâm đơn kiện tập thể. Nhà điều hành này có trụ sở tại Estonia, vì vậy luật bảo vệ người tiêu dùng nghiêm ngặt của châu Âu có thể có khả năng giải quyết vụ việc này. Tuy nhiên, một số nhà quan sát khảo sát Blockonomi lưu ý rằng, vào thời điểm kiện ra tòa, bị cáo có thể chấm dứt hoạt động hoặc chống lại bằng cách công khai dữ liệu cá nhân của người dùng.
Một chi tiết kỳ lạ khác cho thấy ngay HashFlare ‘lừa đảo’ là các quy định rút tiền mới mà họ đưa ra chỉ vài ngày trước khi hủy hợp đồng Bitcoin. Đột nhiên, họ kêu gọi người dùng tuân thủ một bộ thủ tục Know Your Customer, và hạn chế khả năng sử dụng hệ thống về nhiều mặt đối với những người không tuân thủ, chẳng hạn như hành động hạn chế chuyển tiền ra khỏi nền tảng này. Động thái này có thể phục vụ ít nhất hai mục đích: cản trở quá trình xoay vòng vốn khi phát hành thông báo và nếu bị kiện ra tòa, công ty này có thể lấy thông tin của người dùng để chống lại họ.
Tương lai ảm đạm của Cloud Mining
Mặc dù đã có nhiều đe dọa từ phía người dùng nhưng có vẻ như công ty này vẫn ‘bình chân như vại’. Trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, HashFlare làm theo các điều khoản dịch vụ của riêng họ, mà mỗi người dùng phải xác nhận là đồng ý khi đăng ký. Các điều khoản này đã được tìm thấy và hoàn toàn không hề có bất cứ thay đổi nào kể từ năm ngoái. Điều khoản không chỉ định một thực thể cụ thể nào phải chứng minh phí bảo trì và tiền điện thực sự vượt quá các khoản thanh toán. Và ngay cả khi bằng chứng cho thấy các trung tâm dữ liệu đó thực sự tồn tại vẫn còn rất ít, thì bằng chứng cụ thể chứng minh chắc chắn rằng chúng không tồn tại lại càng ít hơn. Hy vọng rằng, một bên thứ ba đáng tin cậy sẽ sớm vào cuộc để làm sáng tỏ tình hình thực sự của vấn đề này.
Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh của HashFlare đang làm rất tốt. Người dùng trên một nền tảng cloud mining lớn khác – Genesis Mining – đã phản hồi rằng họ vẫn nhận được khoản thanh toán cho hợp đồng như thường lệ. Khách hàng của Minergate cũng vậy. Sai lầm của HashFlare có thể là một hình thức PR ngắn hạn cho những đối thủ cạnh tranh lớn khác trong lĩnh vực này, cũng như một luồng người dùng mới, những người sẽ muốn chuyển sang một nhà điều hành đáng tin cậy hơn, sẽ sử dụng Genesis Mining hay Minergate. Tuy nhiên, về lâu dài, sự sụp đổ của một trong những hoạt động cloud mining nổi bật nhất có thể sẽ là một cú đánh mạnh đối với toàn bộ ngành công nghiệp.
Cloud Mining đã có danh tiếng từ một nỗ lực mạo hiểm: Trong khi hợp đồng thường là các khoản thanh toán dài hạn và thanh toán ban đầu cố định, biến động của giá của tiền mã hóa khiến các khoản đầu tư đó trở thành một canh bạc roulette. Đặc biệt là Bitcoin, nơi có các thợ mỏ mới liên tục gia nhập thị trường và đẩy hashrate lên. Một báo cáo gần đây của CoinJournal đã nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng khổng lồ của nó trong vài tháng qua. Đây là tin tốt cho ngành công nghiệp tiền mã hóa, có nghĩa là, mặc dù động thái của giá cả không mấy ấn tượng trong năm 2018 nhưng vẫn có nhiều tài nguyên đang ngày càng được đầu tư vào mạng lưới. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp đào mỏ, điều này cho thấy tín hiệu cạnh tranh nhiều hơn.
Trong bối cảnh như vậy, việc thiếu niềm tin vào các nhà cung cấp dịch vụ có thể trở thành một trở ngại lớn đối với người dùng. Tại sao lại tham gia vào một hoạt động ngày càng bấp bênh mà nó lại không đảm bảo thắng lợi, đặc biệt là khi người dùng không thể hoàn toàn chắc chắn rằng liệu nền tảng này có thể tạo đủ điều kiện cho họ tham gia vào không gian một cách đáng tin cậy hay không.
Hiểu được điều đó Pink Blockchain luôn tôn trọng khách hàng, luôn mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất. Hiện nay, Pink Blockchain là nhà phân phối máy đào coin uy tín, chính hãng tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên với chiến lược, tầm nhìn lớn cũng như nhận định thấy sự lớn mạnh của Bitcoin trong tương lai, Pink Blockchain hứa hẹn mang thêm những chiếc máy đào đến từ nhà sản xuất uy tín. Nhưng đây sẽ là những bước đi thận trọng, bởi hợp tác với nhà sản xuất là bài toán phức tạp để nhận diện và phát hiện những chiêu trò đánh lừa khách hàng tinh vi.
Nội dung trong bài viết có thể bao gồm ý kiến cá nhân của tác giả và tùy thuộc vào điều kiện thị trường. Mọi người nên thực hiện nghiên cứu thị trường của riêng mình trước khi đầu tư vào tiền mã hóa. Pink Blockchain cũng như tác giả sẽ không chịu trách nhiệm về mọi tổn thất tài chính của bạn.
🤜🤛Các kênh thông tin Pink Blockchain:
✅ Website: https://pinkblockchain.com/
✅ Kênh Telegram 1 chiều: https://t.me/pinkblockchain
✅ Group Telegram Mining: https://t.me/joinchat/F5wOVQhK9E1fpFi…
✅ Youtube: https://www.youtube.com/c/PinkBlockchain
✅ Twitter: https://twitter.com/PinkBlockchain
✅ Steemit: https://steemit.com/@vnpinkblockchain
Link bài gốc: https://pinkblockchain.com/hashflare-ngung-cung-cap-dich-vu-tuong-lai-cua-cloud-mining-se-ra-sao/