Hiện tượng nguyệt thực

in #bluedie6 years ago

Tại sao nguyệt thực rạng sáng ngày 28nguyệt thực.jpg lại đặc biệt?

Trên thực tế, nguyệt thực không phải là một hiện tượng hiếm. Nhưng đây là lần đặc biệt, vì thời gian diễn ra nguyệt thực lần này là dài nhất trong vòng 100 năm qua, và có thể là trong cả thế kỷ 21 sắp tới.

Nguyệt thực sẽ kéo dài bao lâu?

Sự kiện bắt đầu từ 0h14 phút sáng ngày 28/7/2018 (theo giờ Việt Nam). Thời điểm trăng bị "nuốt trọn" rơi vào khoảng 2h30 phút và kết thúc vào lúc 4h13 phút sáng, tức là kéo dài tới 1h43 phút - dài hơn 4 phút so với lần nguyệt thực toàn phần dài nhất.

Đừng quên đêm nay: Ba hiện tượng thiên văn thú vị cùng hội ngộ - Ảnh 2.
Lần kế tiếp có nguyệt thực dài gần giống vậy sẽ là năm 2025, nhưng chỉ được khoảng 1h22 phút thôi.

Những ai có thể xem nguyệt thực?

May mắn là lần nguyệt thực này chiếm trọn một vùng rộng lớn của thế giới, như châu Phi, châu Úc, châu Á, châu Âu và Nam Mỹ.

Cũng trong thời điểm này, bạn sẽ thấy sao Hỏa sáng rực rỡ và to hơn bình thường, thậm chí hơn cả sao Mộc và sao Thiên Lang (vốn là ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm).

Tại sao khi che mất ánh sáng, Mặt trăng lại có màu đỏ?

Chuyên gia thiên văn học Daniel Cunnama cho biết, với góc nhìn của một nhà khoa học, ông không hề thích cụm từ "trăng máu", vì nó nghe khá... mê tín.

GIF
.
Trên thực tế, màu đỏ của trăng sẽ xảy ra với gần như mọi hiện tượng nguyệt thực - bất kể là toàn phần hay một phần. Nguyên do là vì hầu hết ánh sáng từ Mặt trời sẽ bị Trái đất chặn lại, nhưng vẫn còn một lượng nhỏ sóng ánh sáng vượt qua ngoại quyển của Trái đất để đến được Mặt trăng, rồi phản xạ lại vào chính chúng ta.

Khi qua ngoại quyển - hay bầu khí quyển lớp ngoài, hiện tượng tán xạ sẽ chỉ cho phép ánh sáng đỏ xuất hiện. Đó là lý do Mặt trăng lúc này sẽ trở thành màu đỏ.

Với giới thiên văn, hiện tượng này có ý nghĩa gì?

Khi quan sát "Trăng máu" bằng camera hồng ngoại, các chuyên gia có thể xem được cận cảnh bề mặt của... nhà chị Hằng một cách rõ ràng nhất. Từ đây, họ có thể biết được regolith (một chất có rất nhiều trên Mặt trăng) thay đổi như thế nào qua thời gian.

Đừng quên đêm nay: Ba hiện tượng thiên văn thú vị cùng hội ngộ - Ảnh 4.
Và rồi biết đâu từ những quan sát ấy, chúng ta lại có những khám phá mới về cách thức để tồn tại trên vệ tinh lâu đời nhất của Trái đất này?

Coin Marketplace

STEEM 0.26
TRX 0.20
JST 0.038
BTC 95512.86
ETH 3571.27
USDT 1.00
SBD 3.81