DNA - Thế giới mới của Blockchain
Metaverse Dualchain Network Architecture (DNA)
Blockchain là một công nghệ của tương lai, là “cuốn sổ cái phân quyền” với rất nhiều lợi ích mang lại: loại bỏ đơn vị trung gian, tính minh bạch lớn, độ bảo mật tuyệt đối… nhưng chúng cũng có nhiều vấn đề còn tồn đọng. Đầu tiên là việc chậm trễ trong việc xử lý khối lượng lớn giao dịch bị trì trễ, chi phí tăng cao trong giao dịch (ví dụ như BTC chỉ có thể xử lý 7 giao dịch/s, do đó, nếu quá nhiều giao dịch đang chờ thì hệ thống sẽ tắc nghẽn, phí giao dịch tăng cao…). Hơn thế nữa, chúng ta cũng không thể di chuyển thông tin giữa những Blockchain khác nhau (không thể chuyển ETH sang Blockchain của EOS)…dẫn đến sự thu hẹp khả năng ứng dụng của Blockchain.
Một hệ sinh thái Blockchain thực sự đó chính là việc tích hợp được nhiều giao thức cũng như nhiều khả năng tương tác với nó. Nhờ vậy, việc mở rộng sẽ dễ dàng, tăng tốc độ xử lý và đa dạng trong khả năng dẫn truyền dữ liệu.
Dualchain Network Architecture (DNA) sẽ giúp chúng ta thực hiện điều đó.
I. Dualchain Network Architecture (DNA) là gì?
Dualchain Network Architecture hay DNA, là một chuỗi chạy song song với chuỗi Metaverse ban đầu để tạo điều kiện cho tốc độ giao dịch cao hơn và cho phép sử dụng các kênh Lightning. Lấy cảm hứng từ thiết kế phân lớp của Internet, DNA không tập trung vào việc giải quyết vấn đề về chuỗi khối trong một giao thức nguyên khối duy nhất, mà thay vào đó bằng cách sử dụng hai lớp riêng biệt cho hiệu suất và khả năng tương tác. Chuỗi Metaverse (ETP) sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng cho hệ thống, còn chuỗi DNA sẽ giúp tốc độ xử lý của chuỗi tăng lên.
II. Cấu trúc của DNA
Chain đầu tiên là chuỗi Metaverse (ETP) – một chuỗi blockchain cung cấp cơ sở hạ tầng nền tảng (giống như Ethereum – nơi có thể xây dựng các token, dApp…). Metaverse sẽ xây dựng một hệ sinh thái blockchain mới - nơi sẽ xây dựng được các tài sản kỹ thuật số (theo chuẩn Metaverse Smart Token/MST), nhận dạng kỹ thuật số (Avatar), xây dựng cơ sở dữ liệu với sự trợ giúp của một trung gian giá trị (Oracle) và on – exchange cho phép chúng có thể trao đổi trực tiếp với nhau. ETP là token chính thức trong nền tảng của Metaverse Blockchain. Sự tích hợp của Metaverse với Kiến trúc mạng kép (DNA) cho phép cân bằng giữa khả năng mở rộng, bảo mật và phân cấp.
Chain thứ hai này có tên là DNA, được dùng để hỗ trợ và trả phí cho các ứng dụng phi tập trung tiên tiến được xây dựng trên chuỗi. Chuỗi DNA có khả năng mở rộng cao, với thời gian đóng chỉ 0,4 giây, cho phép tăng khối lượng giao dịch cũng như khả năng mở rộng, độ phức tạp cao hơn của các hợp đồng thông minh. Công nghệ “KrawlCat Generalized Oracle”được triển khai để liên lạc giữa chuỗi ETP và các giao dịch được thực hiện trên chuỗi khiến tốc độ của DNA nhanh hơn nhiều. Chuỗi DNA này sẽ chạy song song với chuỗi khối Metaverse bằng cách sử dụng cơ chế đồng thuận ủy quyền (DPoS) được ủy quyền.
III. Ưu điểm của DNA
Mạng DNA có tính bảo mật lớn hơn các chuỗi trước đây, chỉ dựa trên một cơ chế đồng thuận duy nhất, bằng cách sử dụng ba phương pháp đồng thuận. Do đó, các cuộc tấn công vào Mạng Metaverse, chẳng hạn như cuộc tấn công 51%, sẽ đòi hỏi sức mạnh tính toán lớn hơn nhiều, tạo ra một hệ sinh thái blockchain an toàn và bảo mật. Đồng thời, với sự hoạt động song song và qua lại giữa 2 chain riêng biệt, tốc độ xử lý giao dịch cũng nhanh hơn rất nhiều lần, giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn và đa dạng hơn trong việc dẫn truyền thông tin giữa các chain. Với 23 siêu nút và 529 nút thông thường, DNA giúp cho người dùng không phải xác lập một kênh thanh toán trước khi giao dịch khiến cho giao dịch của họ sẽ nhanh như chớp nếu người tham gia có một kênh mở cho bất kỳ một trong các nút đó.
Thêm vào đó, DNA có hợp tác chiến lược với KrawlCat cho việc trao đổi dữ liệu giữa hai chuỗi này như việc tạo hợp đồng thông minh, dApps và các giao dịch phức tạp… cho phép giao dịch chuỗi chéo và đưa dữ liệu vào thế giới thực.
IV. Roadmap
V. DNA Token (DNA)
• Staking: Có thể có nhiều hơn DNA token bằng việc Staking. Số DNA thu được phụ thuộc vào thời gian Staking cũng như số lượng DNA mà bạn nắm giữ.
• DNA được dùng để chi trả phí hệ thống: lưu trữ, truyền dữ liệu, dApps, Smartcontract…
• Được dùng như “tài sản thế chấp” cho các hợp đồng thông minh.
• Bầu cử (Voting): Được sử dụng để bầu chọn cho các hoạt động của hệ thống
Hiện tại, mọi người có thể giao dịch DNA token trên RightBTC với mức giá hiện tại khoảng 0,014 USDT/DNA. Chi tiết tại: https://rightbtc.pro/trading/spot/DNAUSDT
VI. Lời kết
DNA sẽ giải quyết được nhiều vấn đề của các Blockchain hiện nay. Bằng cách sử dụng hai chuỗi, DNA có thể cho phép tốc độ giao dịch nhanh với mức phí thấp và cho phép lưu trữ nhiều dữ liệu hơn trên chuỗi. Giao thức DNA có thể được triển khai trên bất kỳ blockchain công và như vậy có thể được sử dụng làm tiêu chuẩn cho các blockchain khác. Từ đây, người dùng có thể phát hành các API và giao thức được tiêu chuẩn hóa cho phép dữ liệu, tài sản, nhận dạng kỹ thuật số và hợp đồng thông minh được triển khai trên đó.
Là một trong những giao thức đầu tiên để triển khai hệ thống Dualchain, DNA sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến khả năng mở rộng, đồng thời cung cấp sự bảo mật cao cũng như duy trì sự phân cấp mạng cho mạng lưới Blockchain.