6 nguyên tắc đầu tư ICO trong kỉ nguyên bong bóng
Xin được gửi đến quý độc giả bài viết tóm tắt kinh nghiệm đầu tư trong lĩnh vực ICO từ tác giả Albert Murphy – chuyên gia đầu tư đã kiếm được hơn 2 triệu USD từ ICO chỉ trong năm 2017. Hy vọng những chia sẻ quý báu từ Albert sẽ giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng quát và chính xác hơn về chiến lược, quy luật và những cách thức đánh giá triển vọng ICO hợp lý nhất trước khi ra quyết định bỏ tiền vào đầu tư.
Với sự xuất hiện của quá nhiều các đợt ICO trong năm 2017, và sự sụp đổ trước “búa rìu” pháp lý của Tezos, thị trường ICO lúc này có thể nói là đang rất nhộn nhịp, phức tạp và cần nhiều phân tích kĩ càng trước khi tham gia đầu tư hơn bao giờ hết. Bạn vẫn có thể kiếm được rất nhiều tiền từ các dự án tốt ngoài đó, nhưng phần lớn sẽ khiến bạn mất trắng nếu như không chịu chuẩn bị “bài tập về nhà” kĩ càng.Đây chính là lí do vì sao, nếu bạn đang nghiên cứu chuẩn bị đầu tư ICO, hãy cân nhắc đọc kĩ bài viết này hết sức kĩ càng vì tôi sẽ liệt kê một số ví dụ thực tế gần đây nhất, qua đó giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn nhất. Lịch sử luôn cho ta thấy người thắng kẻ thua rõ ràng và bạn không thể bỏ qua ICO vì đây là một trong những phân khúc phát triển nhanh nhất ở thời điểm hiện tại. Tôi đã làm theo những nguyên tắc này và kết quả là, tôi đã kiếm được khoản lợi nhuận trên 2 triệu USD trong năm 2017 chỉ từ việc chơi ICO với số tiền bỏ ra ban đầu chưa đến $20,000.
ICO càng lớn thì càng tốt phải không nào?
Sai. Lớn chưa chắc là tốt.
Một trong những hiểu lầm thường thấy nhất ở ICO là dự án càng gọi vốn được nhiều tiền hay có mục tiêu càng lớn lao thì sẽ càng uy tín và cho ta khả năng hồi vốn cao hơn những cái tên khác. Điều này là do mọi người đang bị chi phối bởi cảm xúc, và một trong những dạng tâm lý nguy hiểm nhất chính là FOMO (nỗi sợ bị bỏ lại). Dạng cảm xúc ấy thường xuất hiện khi ta thấy có một cục tiền khổng lồ được dồn vào một ICO với cộng đồng nhà đầu tư tham gia vô cùng đông đảo, từ đó lôi kéo hàng nghìn người khác tham gia. FOMO có thể khiến ta mất bình tĩnh và nôn nóng đưa ra những quyết định bốc đồng, chưa qua cân nhắc thấu đáo để rồi sau này hối hận cũng không kịp.
Trước khi ta tiếp tục, hãy cùng nhau phân tích một số các “ICO cỡ đại” vừa mới được triển khai, so sánh chúng với những cái nhỏ hơn trong cùng lĩnh vực và đã được đích thân tôi đầu tư vào và xem thử đồng tiền của nó có phong độ như thế nào theo sau sự kiện chào bán token.
Bằng cách chọn những đợt ICO nhỏ hơn nằm bên phải, bạn có thể dễ dàng biến $20,000 thành $796,000 và đừng nhầm lẫn ICO với chơi chứng khoán, vì hai cái đấy hoàn toàn khác nhau. ICO có tiềm năng lớn hơn rất nhiều, vì thị trường tiền điện tử có xuất phát điểm rất thấp dù là ở thời điểm hiện tại. Trong khi chứng khoán thì đã xuất hiện hơn cả trăm năm nay, tiền điện tử chỉ mới nổi lên về thanh khoản trong vài ba năm đổ lại đây. Đây chính là lí do vì sao nếu không mắc phải lỗi gì lớn thì bạn có khả năng cao chốt được rất nhiều lời vì phân khúc này vẫn đang trong giai đoạn mở rộng.
Để so sánh, nếu bạn chọn chạy theo phong trào và đổ tiền đầu tư vào ba đợt ICO phổ biến nhất nằm phía bên trái bảng trên như phần lớn mọi người thì thay vì có được $796,000, số tiền bạn có được sau tất cả sẽ chỉ là $3,744.
ADEX (ADX): Gọi vốn được 10 triệu USD; Lợi nhuận hiện tại: +455% sau 6 tháng; Đạt đỉnh +1.000% trong 2 tháng đầu
Một trong những lí do chủ chốt khiến các dự án ICO thường chuốc lấy thất bại trên thị trường giao dịch là bởi người mua không phải là người mua nhỏ lẻ. Thay vào đó, những kẻ tham gia các đợt ICO đó chủ yếu là người mua lớn hay còn gọi là “cá voi/cá mập”, và thường được hưởng những khoản giảm giá với các điều khoản đính kèm “chẳng mấy minh bạch chút nào”, giúp họ có được lợi thế vượt trội so với giới đầu tư nhỏ lẻ. Do đó, họ có cho mình khả năng bán tháo đồng tiền và kiểu nào cũng sẽ lời cả vì họ đằng nào cũng đã mua coin vào mới giá rẻ hơn rất nhiều so với thị trường. Ví dụ, nếu cá voi được discount 60% lúc mới tham gia vào ICO, và giá bất chợt giảm 30%, họ vẫn sẽ có thể chốt lời từ số 30% còn lại – trong khi những nhà đầu tư đơn lẻ chúng ta thì chịu lỗ 30%. Thậm chí, ưu đãi dành cho cá voi có thể lên đến 80% vì các đợt ICO cần nguồn tiền ban đầu đổ vào để giúp bơm giá lên để thu hút thêm thanh khoản và tạo danh tiếng.
Các thủ pháp mời chào cá voi đầu tư còn có thể dưới dạng tặng thêm token hay khả năng rút vốn bằng Ether sau khi ICO kết thúc. Các giao dịch mờ ám kiểu như vậy còn dẫn đến những rắc rối trong vấn đề quản lý, khi các chủ ICO phải chuyển dòng tiền đầu tư vào công ty để trả lãi cho cá voi khi họ muốn rút vốn theo những thoả thuận không rõ ràng. Một ví dụ chính là ICO Tezos (thu về 232 triệu đô), hiện đang bị kiện tập thể và còn bị Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) “sờ gáy”. Lí do là bởi những người đứng đầu dự án đã làm một loạt các giao dịch phi pháp sử dụng nguồn tiền đáng lý ra phải để dành cho quá trình phát triển sau khi họ kết thúc ICO.
Một nhà đầu tư nhỏ lẻ thông thường chi khoảng 3 ETH khi mua coin tham gia ICO. Đương nhiên, nếu bỏ số tiền ít như vậy thì người mua làm sao mà đòi giảm giá được. Điều này khiến giá dễ gặp cản hơn khi giảm (vì người dùng sẽ ít hoảng loạn hơn và có thể kiên nhẫn hơn để chờ giá hồi phục lại thay vì hốt hoảng bán tháo như lũ cá voi). Còn nữa, những nhà đầu tư đơn lẻ sẽ không thể nào cấu kết với nhau để triển khai một đợt bán tháo trên diện rộng vì họ suy nghĩ và hành động độc lập với nhau, giúp kìm giá hơn mỗi khi thị trường suy thoái.
Và quan trọng nhất, người mua nhỏ lẻ còn thường và có khả năng cao sẽ trở thành người dùng sản phẩm sau này, ngay lập tức giúp dịch vụ có được sau ICO có động lực, qua đó cộng thêm giá trị thực sự vào token.
Tóm lại, khoảng cách chênh lệch số lượng nhà đầu tư nhỏ lẻ và cá voi tham gia thị trường/dự án ICO càng lớn thì khả năng xuất hiện mất giá nghiêm trọng sẽ càng cao.
Đây chính là nguyên nhân vì sao tôi khuyên các bạn nên tránh đầu tư vào các đợt ICO quy mô lớn. Chúng dễ vướng phải các rắc rối pháp lý và là “miếng mồi ngon” để bọn cá voi kiếm lời bằng cách đàm phán mua token giá rẻ để rồi bán tháo hàng loạt.
Nguyên tắc số 1: Chọn các dự án có kích thước phù hợp, tập trung vào giá trị và tránh các dự án có quá nhiều quảng cáo
Khi nói về quy mô, có vẻ như “tỉ lệ vàng” sẽ là ICO không quá to và cũng không quá bé. Theo các số liệu thống kê thì khoảng ấy sẽ là từ 2 triệu đến 10 triệu USD. Đừng quên bản chất của một ICO chân chính là một start-up với mục tiêu kêu gọi lượng vốn vừa phải để khởi nghiệp.
Và cũng đừng quên là Google đã được lập nên trong một garage và sau đó chỉ gọi vốn đầu tư có 1 triệu đô. Nhìn chung, nếu ICO và đội ngũ cầm trịch nó tốt, bất cứ khoảng tiền nào từ 2 đến 10 triệu đô sẽ là quá đủ để hoàn thiện dự án hay ít nhất là làm nên bản mẫu cho sản phẩm của mình, cung cấp một bằng chứng công việc (proof of concept). Ngược lại, nếu cả ý tưởng lẫn nhóm phát triển đều kém thì đưa họ 232 triệu đô cũng chẳng thể giải quyết được bất cứ điều gì đâu.
đừng quên mục đích của ico là kiếm lượng tiền đầu tư ban đầu mà công ty cần để tạo sản phẩm/dịch vụ của mình. chỉ khi đã làm được vậy rồi thì họ mới cần thêm tiền để mở rộng quy mô kinh doanh.
Thông qua việc loại bỏ những dự án quá cỡ hay được thổi phồng quá mức, ta sẽ giảm thiểu đáng kể rủi ro token bị “bơm giá rồi bán tháo” cùng những “ồn ào” không đáng có. Không phải những dự án nhỏ là không thể mời gọi cá voi, chỉ có điều xác suất họ làm vậy là rất thấp. Ta cũng sẽ tránh phải bị vướng vào những rắc rối pháp lý, vì thường các dự án lớn sẽ có rủi ro pháp lý cao hơn vì chúng thu hút quá nhiều sự chú ý và cộng đồng nhà đầu tư đến từ nhiều tầng lớp và vị trí địa lý khác nhau.
Bên cạnh đó, các nhà phát triển cũng sẽ mất đi cái động lực để cải thiện dự án và giá trị token của mình, vì nếu chỉ bằng ICO mà đã kiếm được đến 232 triệu đô la, thì họ gần như đã kiếm được cả một gia tài mà chắc chắn sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến mục tiêu và ước mơ mà ban đầu họ đặt ra trước khi gọi vốn.
Nguyên tắc số 2: Phân tích đội ngũ đứng sau ICO và kiểm tra xem thử họ đã là những người thành công hay chưa.
Nếu nhóm các nhà phát triển sáng lập ICO chưa có bất kì hoạt động kinh doanh thành công nào cả – đừng chọn tin tưởng họ. Hãy bảo đảm rằng những nhà sáng lập đều có định hướng rõ ràng. Tất cả họ đều phải chứng minh được khả năng của bản thân từ những dự án trước đó mới có thể “đủ tiêu chuẩn” nhận tiền đầu tư của bạn. Nếu không thì chẳng khác gì bạn đang quẳng đồng tiền xương máu của mình cho những kẻ chẳng biết gì về tạo lập một công ty từ số 0 và phát triển nó. Và làm thế thì cũng chẳng cho họ thêm chút kinh nghiệm gì đâu. Đồng thời, nếu những người cầm trịch ICO đều là những cá nhân thành đạt cả rồi thì sẽ có ít khả năng họ sẽ làm nững hành vi sai trái vì như thế thì không chỉ danh tiếng mà cả cuộc sống của họ sẽ đi tong.
Thông qua việc lựa chọn một nhóm phát triển thành công, từng trải và có định hướng rõ ràng, bạn sẽ gia tăng đáng kể cơ hội kiếm lời từ ICO. Nguyên tắc này có thể nói chính là quan trọng nhất, nhưng tôi lại xếp nó ở vị trí thứ 2, đơn giản là bởi những rủi ro pháp lý gắn với cái số 1 là quá lớn và có thể dễ dàng dẹp bỏ cả những dự án tốt với đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm.
Nguyên tắc số 3: Tránh xa những ICO mà có “khoảng thời gian chết” trong lộ trình.
Ý tưởng đằng sau ICO là triển khai một đồng tiền điện tử mà sẽ có công dụng hữu ích và được tiếp nhận rộng rãi. Điều này chỉ có thể xảy ra nếu như dịch vụ mà ICO cung cấp mang tính tiến bộ, đột phá và mang lại giá trị cao và ngay lập tức cho người dùng. Vì thế cho nên phải “đợi mỏi đợi mòn” cho giai đoạn alpha là điều không thể nào chấp nhận được.
Một ICO lý tưởng là cái cho bạn cái cảm giác được “chạm một tay” vào sản phẩm/dịch vụ nó hứa hẹn ngay trong khi tiền vẫn đang được phát hành và khả năng tiêu xài token theo ý muốn bản thân ngay sau khi nó kết thúc.
Nguyên tắc số 4: Đảm bảo có một Hardcap hợp lý, số token dư thừa sau ICO đều bị tiêu huỷ và sẽ không có thêm những đợt chào bán trong tương lai.
Với sự dư thừa ICO ở thời điểm hiện tại một trong những điều thường xảy ra là các dự án không đạt đến với mức huy động vốn họ đặt ra ban đầu. Đây nhìn chung không phải là một cái gì đó quá xấu miễn là lượng tiền đợt ICO định kêu gọi là khoảng 2 triệu USD, và như đã đề cập ở trên, một nhóm người thông minh vẫn có thể dễ dàng xoay sở với 2 triệu đô hơn là một lũ ngu với 232 triệu.
Chính vì vậy, điều tối quan trọng là các nhà phát hành token phải ngay lập tức tiêu huỷ số tiền dư thừa ngay sau khi quá trình chào bán chấm dứt. Nó sẽ bảo đảm lượng cung token hiện tại sẽ tương ứng với nhu cầu của thị trường, giữ cho quy luật kinh tế cân bằng.
Bên cạnh đó, cũng nên chắc chắn rằng dự án sẽ không mời gọi thêm nhà đầu tư thông qua những đợt phát hành cùng loại tiền đó trong tương lai. Nó sẽ bảo vệ bạn khỏi khả năng bị khủng hoảng thừa cung và giúp giá tăng từ 500% – 1000% chỉ trong 1 năm.
Nguyên tắc số 5: Dự án cần phải được đặt trên nền tảng Blockchain và mang tính đột phá trong lĩnh vực của nó.
Chúng ta đang chứng kiến việc một lượng lớn các dự án khởi nghiệp làm ICO đơn giản là vì họ chỉ muốn được chia một phần của miếng bảnh màu mỡ này mà không cần phải thực sự tích hợp công nghệ Blockchain. Bạn nên đọc whitepaper kĩ càng và bảo đảm rằng Blockchain là khía cạnh không thể tách rời của dự án và nó tăng thêm giá trị độc đáo và lợi thế cạnh tranh cho ý tưởng nằm sau ICO.
Nếu không thì các nhà phát triển chỉ đang làm ICO với mục đích thuần là kiếm tiền mà thôi – điều cấm kỵ trong lĩnh vực này.
Còn nữa, hãy kiểm tra thử dự án có tính chất tạo “địa chấn” hay không. Phải cân nhắc đến yếu tố này là bởi trong thời đại ngày nay, rất khó để xâm nhập vào bất cứ thị trường nào bất kể khách hàng của nó có đặc biệt và “ngách” đến đâu. Dịch vụ/sản phầm cung cấp sau ICO phải có giá trị cốt lõi và tính đột phá đủ để tạo nên cơn sốt trong cộng đồng người dùng.
Nguyên tắc số 6: Các nhà phát triển phải thường xuyên tương tác với nhà đầu tư và họ cần token để gia tăng giá trị cho dự án.
Một điểm cộng khác cho việc có một dự án với kích thước vừa phải thôi là bởi khi ấy chúng ta sẽ có thể dễ dàng kết nối với đội ngũ phát triển. Những dự án tốt nhất tôi từng đầu tư là những cái mà tôi đã có thể trực tiếp liên lạc với CEO cùng những thành viên sáng lập thông qua các kênh tin tức trong cộng đồng người dùng. Hãy tránh những ICO mà trong đó mọi thứ được quản lý bởi một chuyên viên cộng đồng và bạn phải xin hỏi rất nhiều người trước khi mới có thể nói chuyện một đối một với một trong những người thực sự cầm trịch dự án hay CEO của nó. Những người như trên chỉ là những nhân viên cấp thấp và nói thật chẳng mảy may quan tâm gì đến tiền của bạn đâu. Một thương vụ đầu tư tốt là phải được tiến hành riêng tư để giảm thiểu tối đa rủi ro.
Tiếp theo, bảo đảm rằng những người sáng lập muốn làm giàu từ token của chính mình, chứ không phải từ số Ether họ kiếm được thông qua ICO. Điều này sẽ khiến lợi ích của họ cũng tương đương với lợi ích của nhà đầu từ, vốn là yếu tố cực kì quan trọng vì nó sẽ cho họ động lực quản lý tiền đầu tư một cách đúng đắn và nỗ lực hết sức để hiện thực hoá mục tiêu chung.
Một ưu điểm khác là nếu các nhà phát triển không đặt lợi nhuận là ưu tiên hàng đầu cho doanh nghiệp, mà thay vào đó là giành thị phần tiền điện tử và thúc đẩy nhu cầu cho token của họ (kể cả khi phải hoạt động ở mức hoà vốn), giá trị token của họ sẽ tăng đến mức cao nhất có thể.
Kết luận: Vậy thế nào là một ICO lý tưởng?
Một dự án lý tưởng cần đáp ứng những yêu cầu sau:
Vậy khi nào là thời điểm tốt nhất để tham gia mua ICO?
Thời điểm tốt nhất để mua token ICO thực ra là khi đồng tiền ấy mới được chấp nhận niêm yết trên một sàn giao dịch sau khi ICO kết thúc. Hiện tại, bạn sẽ thấy rất nhiều người đang áp dụng chiến thuật đầu cơ, ôm càng nhiều tiền càng tốt khi trong giai đoạn mở bán ICO, sau đó xả tiền với bất kể giá nào miễn là cao hơn lúc ban đầu mua vào – đây là một cơ hội cực kì tốt, vì đôi khi bạn có thể mua lại với giá ngang với trong khi ICO hay thậm chí là thấp hơn. Hầu hết những người đầu cơ không biết là họ đang mua gì (cũng như là sắp bỏ lỡ điều gì), họ chỉ muốn bơm giá rồi bán tháo để chuyển sang đợt ICO kế tiếp.
Đồng thời, làm theo cách trên thì bạn cũng sẽ không phải chịu cảnh bị ICO giam tiền như bao nhà đầu tư khác. Một ưu điểm khác nữa là nếu đợi đến khi thị trường giao dịch hậu ICO bắt đầu mở cửa, bạn sẽ loại bỏ rủi ro thanh khoản/không được sàn giao dịch nào chấp nhận, hiển nhiên là do những người mua token trong ICO cũng không thể nào chắc được rằng đồng coin mình đang trữ sau này có được niêm yết trên bất kì sàn giao dịch nào hay không.
https://steemit.com/news/@bible.com/6h36cq
Congratulations @arethapowell! You received a personal award!
You can view your badges on your Steem Board and compare to others on the Steem Ranking
Vote for @Steemitboard as a witness to get one more award and increased upvotes!