Thế hệ blockchain 4.0 là gì? Liệu có nhiều khác biệt so với các phiên bản tiền nhiệm?

in #aergo6 years ago (edited)

Thuật ngữ Blockchain được ra đời từ năm 2009, trải qua 10 năm nghiên cứu và phát triển cho tới nay, công nghệ này đã có những cột mốc thành công nhất định.

0_-agpnNZjjYydZQbC.png

Thế hệ đầu tiên (2009-nay):

Để nói về phiên bản đầu tiên, không thể kể đến đóng góp to lớn của Satoshi Nakamoto, người đã có công phát triển đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên - Bitcoin cũng như blockchain của nó. Ở phiên bản đầu tiên, thuật toán đồng thuận Proof-of-Work (PoW) để xác nhận giao dịch. Các đồng tiền tiêu biểu được fork từ Bitcoin có thể kể đến Bitcoincash, Litecoin.
Thực tế hiện tại, có thể thấy rõ một số nhược điểm của Blockchain này như:

  • Block size quá nhỏ (hiện đã khắc phục được một phần nhờ các đợt hard-fork giúp xử lý một số dữ liệu ngoài chuỗi trong lớp đồng thuận bổ sung, giúp “ăn gian” giới hạn 1Mb đồng thời triển khai lightning network tuy vậy vẫn còn nhiều hạn chế.).
  • Lượng điện năng tiêu thụ cao: Do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thợ đào nhằm giành quyền xác thực và tạo block ,trong khi đó, việc giải các thuật toán ngày càng khó hơn bao giờ hết, yêu cầu các thiết bị phần cứng đắt tiền và tốn kém, các thiết bị này tiêu tốn rất nhiều năng lượng.
  • Tấn công 51%: Điều này xảy ra khi có một nhóm thợ đào sở hữu hơn 50% sức mạnh khai thác của mạng lưới, họ hoàn toàn có khả năng kiểm soát mạng lưới đó. Nhóm tấn công này có thể tạm ngừng giao dịch của một hoặc nhiều user trong cùng mạng lưới. Nghiêm trọng hơn, họ có thể sử dụng nhược điểm này để thực hiện kỹ thuật double-spending nhằm gian lận giao dịch. Về cơ bản kỹ thuật tấn công rất 51% khó thực hiện nhưng không phải không có khả năng xảy ra.

Thế hệ thứ hai (2014-nay):

Ethereum là đồng tiền mã hóa ứng dụng blockchain thế hệ 2 đầu tiên mà công nghệ tiên phong và tiêu biểu được ứng dụng rộng rãi hiện nay là smart contract - công nghệ này cho phép thực hiện các giao dịch một cách công khai và minh bạch mà không cần phụ thuộc vào các bên trung gian. Vitalik Buterin là người có đóng góp to lớn trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ này. Dù đã kế thừa đồng thời mở rộng nhiều tính năng tối ưu hơn cho blockchain, Ethereum vẫn không tránh khỏi một vài khuyết điểm sau:

  • Sử dụng thuật toán đồng thuận lỗi thời PoW, dù đã có kế hoạch chuyển sang thuật toán đồng thuật Proof-of-Stake (PoS) trong năm nay thông qua bản cập nhật “Casper”, tuy nhiên có vẻ đội ngũ Ethereum vẫn đang gặp khó khăn trong việc sửa đổi và bổ sung, bản cập nhật này hiện vẫn đang bị trì hoãn và chưa có thông tin về thời gian phát hành cụ thể.
  • Tốc độ giao dịch vẫn còn chậm và phí giao dịch tương đối cao. Đối với các bạn đã tham gia thị trường từ những năm 2017 đều biết được sự bùng nổ của trò chơi CryptoKitties là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc mạng lưới Ethereum bị gián đoạn.

Thế hệ thứ ba (2017-nay):

Thế hệ blockchain thứ ba tập trung giải quyết các giải pháp còn tồn đọng ở hai thế hệ trước đó như khả năng mở rộng, tốc độ giao dịch và giải pháp tiết kiệm năng lượng, trong đó Cardano là dự án triển đi đầu trong trong giai đoạn này. Bằng việc sử dụng thuật toán đồng thuận PoS và công nghệ phân lớp (layer technology) bao gồm lớp xử lý dữ liệu (settlement layer) tập trung giải quyết các vấn đề về giao dịch và tài khoản và lớp quản lý dữ liệu (control layer) tập trung xử lý smart contract. Nhờ vậy blockchain Cardano sẽ dễ dàng được nâng cấp. Tuy nhiên:

  • Dường như dự án đang chú trọng hơn về vấn đề marketing hơn là tập trung phát triển sản phẩm, xuyên suốt năm 2018, chúng ta vẫn chưa thấy được sản phẩm mang tính đột phá từ Cardano.
  • Cơ chế bỏ phiếu (voting) của Cardano vẫn còn nhiều hạn chế. Chính sách quản trị là không thể thay đổi, do đó khó có thể loại bỏ các tính năng được tích hợp on-chain.

Thế hệ thứ tư (thời gian gần đây):

Dự án tiêu biểu trong thế hệ này không thể không nhắc đến Aergo, chỉ vừa kết thúc private-sale gần đây, nhưng Aergo đã được các chuyên gia quốc tế đánh giá rất cao. Nhờ vào những tính năng dưới đây, Aergo sẽ là đối trọng có khả năng cạnh tranh cao không chỉ với các phiên bản tiền nhiệm, mà còn với các phiên bản blockchain cùng thế hệ khác. Hãy cùng điểm qua về các tính năng và kiến trúc của blockchain Aergo để thấy rõ điểm khác biệt của nó so với các dự án hiện nay.

Đầu tiên, Aergo sử dụng thuật toán đồng thuật Delaged Proof-of-Stake (DPoS), nghe qua thì có vẻ tương đồng với PoS, nhưng thuật toán này khác biệt hoàn toàn bởi cơ chế validator. Các validator này sẽ được lựa chọn để di chuyển các block thông qua việc bầu chọn từ stakers (khá giống bỏ phiếu bầu chọn các cử tri). Chính vì vậy, điểm mấu chốt ở đây là các thợ đào (stakers) này sẽ là các tác nhân cộng sinh để hỗ trợ lẫn nhau thay vì cạnh tranh để giành phần thưởng như PoW và PoS (tập trung hóa).

Điểm khác biệt thứ hai - Aergo Chain - mạng lưới internet công cộng của blockchain.

Sort:  

bài viết hay và chi tiết

Cảm ơn chia sẻ của bác nha, mình sẽ tìm hiểu dự án này

Bải viết này thuẩn Việt hơn ^^, đọc dễ hiểu hơn :) cảm ơn b nhé.

Cám ơn bài viết của bạn, thông tin rất hữu ích.

Aergo là một dự án xứng đáng để đầu tư.

Coin Marketplace

STEEM 0.27
TRX 0.22
JST 0.038
BTC 96567.40
ETH 3200.58
SBD 6.07